Ngân hàng có nhiều dịch vụ cho vay cũng như gửi tiết kiệm dành cho khách hàng. Khi sử dụng các dịch vụ trên, người dùng có thể thấy khó hiểu với các thuật ngữ như lãi suất đáo hạn, thời gian đáo hạn hay đáo hạn không quay vòng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương thức đáo hạn không quay vòng là gì, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về các hoạt động của phương thức đáo hạn này.
Phương thức đáo hạn không quay vòng là gì?
Đáo hạn là thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính dịch vụ. Đáo hạn ngân hàng có thể hiểu đơn giản là ngày hạn cuối trong chu kỳ thời gian gửi tiết kiệm mà bạn đã chọn. Sau ngày đáo hạn, số tiền đó có thể được gửi tiếp cho một chu kỳ tiết kiệm khác hoặc rút lãi cũng như rút cả gốc lẫn lãi.
Như vậy, người dùng có thể hiểu được phương thức đáo hạn không quay vòng là gì. Khi muốn gửi tiền ở ngân hàng, người dùng có thể lựa chọn kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 24 tháng,… Nếu lựa chọn phương thức đáo hạn không quay vòng, khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ được rút cả gốc lẫn lãi sau khi kết thúc kỳ hạn đã chọn mà không được gửi tiếp cho kỳ hạn tiếp theo.
Người dùng cần phân biệt phương thức đáo hạn không quay vòng với phương thức đáo hạn quay vòng. Phương thức đáo hạn không quay vòng khác với đáo hạn quay vòng ở chỗ, đối với đáo hạn quay vòng, khoản tiền gửi của bạn sẽ được ngân hàng tự động tính tiếp kỳ hạn và chỉ dừng lại khi người dùng yêu cầu.
Hai phương thức này có cách tính kỳ hạn và lãi suất khác nhau nên người dùng cần phải chú ý. Tuy nhiên, cả phương thức đáo hạn quay vòng hay không quay vòng đều có thể áp dụng đối với cả các khoản vay chứ không riêng khoản tiết kiệm.

Phân biệt đáo hạn quay vòng gốc và đáo hạn không quay vòng
Sau khi tìm hiểu phương thức đáo hạn không quay vòng là gì, chắc hẳn bạn đang thắc mắc liệu chúng có khác gì so với phương thức đáo hạn quay vòng gốc. Nếu đúng là như vậy thì hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây để phân biệt chúng một cách rõ ràng nhé:
Tiêu chí | Đáo hạn quay vòng gốc | Đáo hạn không quay vòng |
Định nghĩa | Chỉ số tiền gốc được gia hạn vào chu kỳ tiết kiệm mới. Số tiền lãi được trả về hoặc chuyển vào tài khoản thanh toán. | Toàn bộ số tiền (gốc và lãi) được trả về cho khách hàng khi kết thúc chu kỳ. |
Ưu điểm | Không cần thao tác gửi tiền lại, tiết kiệm thời gian. | Có quyền tự do sử dụng toàn bộ số tiền sau khi kết thúc chu kỳ. |
Nhược điểm | Lãi suất không được cộng dồn vào số tiền gốc cho chu kỳ tiếp theo. | Nếu muốn tiếp tục gửi tiền, cần phải thực hiện thao tác gửi tiền lại. |
Tính linh hoạt | Thấp, vì số tiền gốc tự động được gia hạn. | Cao, vì khách hàng có thể quyết định gửi tiếp tiền hay không. |
Ứng dụng | Thích hợp cho những người muốn tiếp tục gửi tiền mà không cần quan tâm đến việc rút tiền. | Thích hợp cho những người muốn có quyền quyết định tự do về việc sử dụng số tiền của mình. |
Điều kiện và thủ tục đáo hạn không quay vòng
Đối với hình thức đáo hạn không quay vòng, khách hàng sẽ cần đáp ứng những điều kiện sau để có thể làm thủ tục đáo hạn:
Điều kiện
Điều kiện để được lựa chọn phương thức đáo hạn không quay vòng và đáo hạn quay vòng gốc tương đối giống nhau. Người dùng đều phải đáp ứng các điều kiện như:
- Có tài khoản ngân hàng gửi tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm được mở tại ngân hàng. Đối với đáo hạn vay vốn thì cần có khoản vay đang đến hạn thanh toán dư nợ.
- Độ tuổi của khách hàng phải từ 20 – 65 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Độ tuổi quy định có thể khác nhau giữa các ngân hàng như một số ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng trên 18 tuổi.
- Đối với đáo hạn vay vốn, khách hàng không có lịch sử nợ xấu và cần chứng minh thu nhập ổn định.
Điều kiện khác biệt duy nhất là khách hàng đang sinh sống hoặc làm việc gần chi nhánh/ trụ sở của ngân hàng. Đây là điều kiện bắt buộc đối với phương thức đáo hạn không quay vòng bởi khách hàng sẽ phải đến tận ngân hàng để yêu cầu giao dịch rút cả vốn lẫn lãi trực tiếp. Trong khi đó, phương thức đáo hạn quay vòng vốn cho phép người dùng thực hiện online nên điều kiện này sẽ không cần thiết.

Chuẩn bị hồ sơ
Thủ tục hồ sơ đối với phương thức đáo hạn không quay vòng và đáo hạn quay vòng vốn đều giống nhau. Khách hàng sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau để có thể yêu cầu giao dịch:
- Đáo hạn tiết kiệm: Khách hàng cần có căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chứng minh danh tính bản thân. Cùng với đó là sổ tiết kiệm hoặc thẻ tiết kiệm tại ngân hàng.
- Đáo hạn vốn vay: Bên cạnh các hồ sơ như đáo hạn tiết kiệm, khách hàng sẽ cần có thêm hồ sơ cho vay, hồ sơ đảm bảo tài sản như sổ đỏ, giấy đăng ký xe và cuối cùng là hồ sơ tài chính gồm hợp đồng lao động, bảng sao kê lương hay các giấy tờ đăng ký kinh doanh (nếu có). Các hồ sơ này nhằm chứng minh khách hàng có khả năng thanh toán nợ cũng như lãi vay.
Cách tính lãi suất đáo hạn không quay vòng
Qua các thông tin trên, bạn đọc đã biết phương thức đáo hạn không quay vòng là gì. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các tính lãi suất tiết kiệm cũng như lãi suất vay phải trả khi lựa chọn phương thức này.
Đáo hạn vay vốn
Đối với đáo hạn vay vốn, người dùng dễ dàng tính được lãi suất phải trả với công thức: Lãi vay = Số dư nợ x Lãi suất cho vay theo năm (% năm) x Kỳ hạn theo ngày/365.
Ví dụ, khách hàng đang vay 100 triệu với lãi suất 7%/ năm trong kỳ hạn là 3 tháng tức 90 ngày. Theo công thức, lãi suất vay bạn phải trả sẽ bằng 100 x 8% x 90/365 = 1,97 triệu. Như vậy, khách hàng sẽ phải trả lãi là 1,97 triệu một tháng.

Đáo hạn tiết kiệm
Cách tính lãi suất đối với phương thức đáo hạn không quay vòng là gì, có phức tạp hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không, khách hàng chỉ cần nắm chắc công thức sau đây là có thể tính toán dễ dàng.
Trường hợp 1 đối với khách hàng rút cả gốc và lãi vào đúng ngày đáo hạn. Khách hàng sẽ được nhận khoản tiền lãi = Số tiền tiết kiệm x Lãi suất tiết kiệm theo năm (% năm) x Số ngày gửi tiết kiệm/365. Ví dụ:
- Người dùng gửi tiết kiệm 200 triệu với lãi suất 6%/ năm trong 6 tháng.
- Số tiền lãi tiết kiệm người dùng nhận được = 200 triệu x 6% x 180/365 = 5,91 triệu.
Trường hợp 2 đối với khách hàng quá ngày đáo hạn. Lúc này, số tiền gửi gốc của bạn sẽ được ngân hàng gửi tiết kiệm tiếp theo kỳ hạn quay vòng sau khi đã cộng với lãi. Vẫn với ví dụ trên, sau khi kết thúc kỳ hạn 6 tháng mà khách hàng chưa tất toán, ngân hàng sẽ gửi tiếp số tiền 100 triệu + 5,91 triệu = 105,91 triệu cho kỳ hạn mới. Nếu ngân hàng đã gửi kỳ hạn mới thì người dùng chỉ có thể tất toán tiền sau khi kết thúc kỳ hạn mới này.
Trong trường hợp muốn tất toán sớm hơn, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn. Cụ thể:
- Người dùng quyết định tất toán sau 30 ngày kể từ khi bắt đầu kỳ hạn mới.
- Lãi suất không kỳ hạn là 0,9%.
- Số tiền cuối cùng bạn nhận được = 105,91 + (105,91 x 0,9% x 30/365) = 105,98 triệu.

Bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về phương thức đáo hạn không quay vòng là gì. Qua các thông tin trên, người dùng đã có thể tính được lãi suất đáo hạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.