Người dùng thẻ tín dụng có thể thanh toán trước và trả lại số tiền đã chi tiêu mà không bị tính phí hay lãi. Chính sách này còn được biết đến là chính sách miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu được miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì và các điều cần chú ý.
Miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì?
Khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng có thể chi tiêu trước và thanh toán khoản chi tiêu đó sau một khoảng thời gian nhất định với mức lãi suất ưu đãi. Vậy miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì? Đây là chính sách được ngân hàng phát triển quy định khoảng thời gian mà người dùng có thể thanh toán khoản chi tiêu đó với mức lãi suất bằng 0.
Hay nói cách khác, trong thời gian 45 ngày, người dùng có thể sắp xếp tiền bạc và cân đối tài chính để thanh toán các khoản chi tiêu mà không mất thêm phí. Sau khoảng thời gian này, người dùng sẽ phải chịu mức lãi suất thông thường cho các khoản đã chi tiêu.
Trong 45 ngày miễn lãi, khách hàng sẽ có 30 ngày miễn lãi không cố định, tức là con số 30 ngày sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. 15 ngày còn lại chính là thời gian ân hạn và con số này là cố định. Thời gian thực tế được miễn lãi sẽ phụ thuộc vào thời điểm giao dịch, nếu bạn giao dịch vào ngày thứ 15 trong chu kỳ thanh toán 30 ngày thì bạn sẽ chỉ còn 15 ngày miễn lãi chính thức và 15 ngày ân hạn.

Chủ thẻ có thực sự được miễn lãi 45 ngày không?
Để có thể trả lời câu hỏi miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì và chủ thẻ có thực sự được miễn lãi hay không, bạn sẽ cần nắm rõ một số khái niệm sau:
- Lãi suất chung: Là lãi suất được áp dụng chung cho các khoản vay tiêu dùng của thẻ tín dụng khi chưa có ưu đãi hoặc miễn giảm. Lãi suất chung thường dao động trong khoảng 15 – 30% phụ thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ và loại thẻ tín dụng.
- Lãi suất rút tiền mặt: Loại lãi suất này thường từ 3 – 5% giá trị của giao dịch đó.
- Lãi suất đổi ngoại tệ: Tương tự với lãi suất rút tiền mặt, lãi suất đổi ngoại tệ được tính dựa theo giá trị giao dịch ngoại tệ mà người dùng muốn đổi.
- Chu kỳ thanh toán: Là khoảng thời gian giữa mỗi lần ngân hàng chốt giao dịch và sao kê các khoản chi tiêu của khách hàng. Thời gian của 1 chu kỳ thanh toán thường là 30 ngày.
- Ngày đến hạn thanh toán: Đây là mốc thời gian mà khách hàng cần thực hiện các thanh toán dư nợ trong chu kỳ vừa qua.
- Thời gian ân hạn: Là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn cuối mỗi chu kỳ thanh toán để khách hàng có thể thu xếp hoàn thành việc thanh toán dư nợ.
Như vậy, trong 45 ngày miễn lãi, các khoản chi tiêu của bạn sẽ không phải chịu mức lãi suất chung. Chỉ sau khi quá thời gian này mà bạn vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tín dụng thì bạn sẽ phải trả thêm lãi suất vay đối với các khoản chi tiêu trong chu kỳ vừa qua.

Ví dụ thực tế về 45 ngày miễn lãi thẻ tín dụng
Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách hoạt động của chính sách miễn lãi 45 ngày tín dụng, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ thực tế về cách tính lãi.
Trường hợp 1: Thanh toán đúng hạn
Giả sử một chu kỳ thanh toán là 30 ngày, kể từ ngày 30 tháng trước cho đến ngày 30 tháng sau và bạn có thêm 15 ngày ân hạn. Tức là, bạn sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trước ngày 15 hàng tháng để được hưởng chính sách miễn lãi 45 ngày. Ví dụ trong chu kỳ thanh toán này, bạn có hai khoảng chi tiêu:
- Ngày 10/6 chi tiêu 4 triệu tức là bạn đang nợ ngân hàng 4 triệu.
- Ngày 15/6 chi thêm 1 triệu tức là bạn đang nợ ngân hàng 1+4=5 triệu.
- Bạn thực hiện thanh toán dư nợ 5 triệu cho ngân hàng trong khoảng thời gian từ ngày 30/6 đến ngày 15/7. Lúc này, bạn đã thanh toán đúng trong thời gian 45 ngày miễn lãi nên sẽ không phải trả thêm tiền phí hay tiền lãi áp dụng với các khoản chi tiêu của ngày 10 và ngày 15.

Trường hợp 2: Thanh toán quá hạn
Vẫn với ví dụ trên tuy nhiên trong ngày 30/6, bạn mới chỉ thanh toán dư nợ cho ngân hàng 4 triệu, tức là bạn vẫn đang nợ 1 triệu. Quá ngày 15/7 bạn vẫn chưa thanh toán nốt 1 triệu tức là đã quá thời gian 45 ngày miễn lãi mà bạn vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nên sẽ áp dụng tính lãi với các khoản bạn đã chi tiêu. Lãi suất thẻ tín dụng được áp dụng trong trường hợp này sẽ là lãi suất chung, khoảng 15%/năm. Cụ thể, số tiền lãi bạn phải trả thêm là:
- Dư nợ ngày 10/6 tính lãi đến ngày 14/6: Tiền lãi = 4 triệu x 15%/365 x 5 ngày = 8,219 VND.
- Dư nợ ngày 15/6 tính lãi đến ngày 29/6: Tiền lãi = 5 triệu x 15%/365 x 15 ngày = 30,822 VND.
- Dư nợ ngày 1/7 tính lãi đến 15/7: Tiền lãi = 1 triệu x 15%/365 x 15 ngày = 6,164 VND.
Như vậy, bạn sẽ phải thanh toán thêm tổng số lãi là 45,205 VND cho các khoản chi tiêu của chu kỳ trước đó. Số dư nợ 1 triệu cũng sẽ tiếp tục tính lãi theo mức lãi suất chung cho đến khi bạn trả nợ.

Những hiểu nhầm về miễn lãi 45 ngày
Các thông tin trên đã giúp người dùng hiểu được miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì. Tuy nhiên, có thể người dùng vẫn chưa nắm rõ về nguyên tắc miễn lãi 45 ngày và mắc phải các hiểu nhầm dưới đây.
Giao dịch nào cũng được miễn lãi
Có một sự thật là không phải giao dịch thanh toán nào cũng được áp dụng chính sách miễn lãi 45 ngày. Chỉ những giao dịch thanh toán trực tuyến, thanh toán qua máy quẹt thẻ thì mới được hưởng miễn lãi. Đối với các giao dịch khác như chuyển tiền hay chuyển đổi ngoại tệ, người dùng vẫn sẽ phải chi trả các khoản lãi suất ứng với các giao dịch trên.
Bên cạnh đó, thời gian miễn lãi thực tế cũng khác nhau giữa mỗi giao dịch. Những giao dịch vào ngày đầu tiên của chu kỳ thanh toán mới được hưởng trọn vẹn 45 ngày miễn lãi trong khi các giao dịch sau đó sẽ được hưởng số ngày miễn lãi ít hơn.
Rút tiền ATM được miễn lãi
Rút tiền thẻ tín dụng qua ATM cũng là một trong các giao dịch không được miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng. Cụ thể, người dùng sẽ phải trả khoản phí từ 3 – 6% giá trị giao dịch khi rút tiền tại ATM.
Loại thẻ tín dụng nào cũng được miễn lãi
Đa phần các loại thẻ tín dụng đều được hưởng miễn lãi 45 ngày tuy nhiên cũng sẽ có một số loại thẻ tín dụng không được áp dụng. Quy định về số ngày miễn lãi sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng và sẽ có những thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi lên tới 50 hay 55 ngày.

Bí quyết tận dụng triệt để 45 ngày miễn lãi
Để có thể tận dụng triệt để 45 ngày miễn lãi, điều đầu tiên và quan trọng nhất là người dùng cần thanh toán dư nợ tín dụng trước khi kết thúc 45 ngày. Việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn sẽ giúp người dùng không phải chịu thêm các mức phí phạt cho việc trả chậm.
Bạn sẽ có 15 ngày để thanh toán dư nợ sau khi kết thúc 1 chu kỳ giao dịch nên hãy sắp xếp để hoàn thành thanh toán trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, người dùng có thể vận dụng thêm các mẹo sau đây để giúp việc thanh toán giao dịch tối ưu:
- Chi tiêu nhiều vào đầu chu kỳ thanh toán: Các khoản chi tiêu vào đầu chu kỳ sẽ được hưởng số ngày miễn lãi nhiều nhất nên đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn chi tiêu cho những mục giá trị.
- Cài đặt thanh toán dư nợ tự động: Tính năng này sẽ nhắc nhở người dùng để không quên các khoản thanh toán khi đến hạn.
- Hoàn thành dư nợ trước kỳ thanh toán mới để được miễn lãi: Nếu người dùng vẫn chưa hoàn thành thanh toán dư nợ của chu kỳ trước thì sẽ không được hưởng miễn lãi 45 ngày cho chu kỳ sau. Chính vì thế, người dùng cần thanh toán xong dư nợ để có thể tiếp tục được miễn lãi.
- Kiểm tra giao dịch và khả năng thanh toán: Việc chi tiêu trước trả sau có thể dẫn đến tình trạng người dùng chi tiêu quá nhiều mà không kiểm soát được. Chính vì thế, người dùng nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng không chi tiêu vượt quá khả năng thanh toán.

Các thông tin trong bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc hiểu được miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì cũng như các cách tính lãi suất trong trường hợp khác nhau. Cùng với đó, các hiểu nhầm về miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng cũng được thông tin chi tiết.