Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Các loại lãi suất thẻ tín dụng thường gặp

Khi sử dụng thẻ tín dụng, nhiều người chỉ quan tâm đến tiện ích của chiếc thẻ này mà quên mất vấn đề rất quan trọng đó là lãi suất thẻ tín dụng. Điều này có thể khiến chủ thẻ mắc một số sai lầm trong chi tiêu. Từ đó làm phát sinh những khoản tiền không đáng có như phí và lãi suất rút tiền mặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lãi của thẻ và cách sử dụng thẻ để tránh bị tính lãi cao.

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là tiền lãi bạn phải trả nếu bạn không thanh toán hết số tiền bạn đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng khi đến hạn. Thông thường, ngân hàng sẽ cho bạn khoảng 45 ngày để trả tiền mà không tính lãi. Nếu bạn trả hết tiền trong thời gian này, bạn sẽ không phải trả lãi cho ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán chậm hoặc thiếu dù chỉ là 1 đồng thì số tiền bạn chưa trả sẽ bị tính lãi.

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản phí chủ thẻ phải chi trả trong một số trường hợp 

Các loại lãi suất và thời điểm phát sinh

Chúng tôi sẽ đi sâu vào các loại lãi suất thường gặp và thời điểm chúng phát sinh nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi suất thẻ tín dụng, chi tiết như sau:

Lãi suất khi thanh toán dư nợ tối thiểu vào ngày đáo hạn

Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, mỗi tháng bạn sẽ nhận được một bản sao kê từ ngân hàng. Trong đó, có một khoản gọi là “dư nợ tối thiểu”. Đây là số tiền ít nhất bạn cần phải trả cho ngân hàng trong kỳ hạn thanh toán, thường là khoảng 5% của tổng số tiền bạn đã chi tiêu.

Giả sử bạn có một thẻ tín dụng, và trong một tháng bạn đã chi tiêu tổng cộng 10 triệu đồng. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn thanh toán ít nhất 500 nghìn đồng (5% của 10 triệu) khi đến hạn. Nếu bạn thanh toán đúng số tiền này, bạn sẽ không bị phạt phí trả chậm. Tuy nhiên, số tiền còn lại chưa thanh toán sẽ bị tính lãi suất cao, thường từ 20% đến 40% mỗi năm.

Ví dụ: Bạn chi tiêu 5 triệu đồng vào ngày 10 và 4 triệu đồng vào ngày 20 của tháng 4, tổng cộng là 9 triệu đồng. Hạn thanh toán là ngày 15 tháng 5. Bạn quyết định chỉ trả 450 nghìn đồng (5% của 9 triệu). Số tiền bạn còn nợ ngân hàng sau khi thanh toán tối thiểu là 8,55 triệu đồng.

Từ đây, ngân hàng sẽ tính lãi cho từng phần nợ riêng biệt:

  • Lãi cho 5 triệu đồng từ ngày 10 đến 19 tháng 4.
  • Lãi cho 9 triệu đồng từ ngày 20 tháng 4 đến 14 tháng 5.
  • Lãi cho 8,55 triệu đồng từ ngày 16 tháng 5 đến 15 tháng 6.

Tính tổng cả ba khoản lãi này, bạn sẽ thấy số tiền bạn cần phải trả vào ngày 15 tháng 6 là khoảng 8,84 triệu đồng (không tính chi tiêu mới trong chu kỳ tiếp theo).

Quan trọng là, nếu bạn chỉ trả dư nợ tối thiểu, bạn sẽ mất quyền lợi miễn lãi cho các kỳ thanh toán sau, cho đến khi bạn trả hết nợ. Và số nợ còn lại sẽ cứ tiếp tục tích lũy lãi và cộng dồn vào kỳ thanh toán tiếp theo.

Vì vậy, ngân hàng khuyến cáo bạn nên cố gắng thanh toán toàn bộ dư nợ mỗi tháng để tránh tình trạng nợ lãi chồng lãi.

Lãi suất khi thanh toán dư nợ tối thiểu
Lãi suất khi thanh toán dư nợ tối thiểu

Lãi suất quá hạn thẻ tín dụng

Lãi suất có thể phát sinh cực kỳ cao khi chủ thẻ tín dụng không thanh toán bất cứ khoản dư nợ nào đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể, nếu không trả ít nhất số tiền tối thiểu yêu cầu, chủ thẻ sẽ phải chịu phí phạt trả chậm khoảng 5% trên tổng dư nợ, với mức tối thiểu là 100.000 VND. Đồng thời, lãi suất quá hạn lên tới 20 – 40%/năm sẽ được tính trên dư nợ còn lại.

Ví dụ minh họa:

Giả sử bạn có dư nợ thẻ tín dụng là 10.000.000 VND với lãi suất quá hạn 30%/năm và khoản thanh toán tối thiểu là 5%. Nếu bạn không thanh toán bất kỳ số tiền nào đến hạn (giả sử hạn thanh toán là 30 ngày sau kỳ sao kê):

  • Phí phạt trả chậm: 10.000.000 VND x 5% = 500.000 VND (lưu ý nếu số này nhỏ hơn 100.000 VND thì phí phạt tối thiểu sẽ là 100.000 VND).
  • Lãi suất quá hạn: Đối với khoản thanh toán tối thiểu (10.000.000 VND x 5% = 500.000 VND), lãi suất quá hạn sẽ được tính từ ngày hết hạn thanh toán.

Nếu bạn trả chậm 10 ngày:
Lãi suất trả chậm = 500.000 VND x 30%/365 x 10 = 4.110 VND.

=> Sau 10 ngày trả chậm, bạn sẽ phải thanh toán: 10.000.000 VND (dư nợ gốc) + 500.000 VND (phí phạt) + 4.110 VND (lãi trả chậm) = 10.504.110 VND.

Điều này cho thấy, việc không thanh toán đúng hạn không chỉ gây ra gánh nặng ngay lập tức mà còn có thể dẫn đến việc tăng nhanh dư nợ do lãi suất chồng lãi. Do đó, người dùng thẻ tín dụng nên cân nhắc kỹ lưỡng và cố gắng thanh toán ít nhất số tiền tối thiểu đúng hạn để tránh những khoản phí phạt và lãi suất cao này.

Lãi suất tiền mặt

Các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với mục đích cho vay tiêu dùng, mua sắm là chủ yếu. Rút tiền mặt không phải là chức năng chính. Vì thế nếu chủ thẻ dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt thì phải chịu phí rút tiền mặt và chịu lãi suất cho đến khi thanh toán đủ số dư nợ. Phí rút tiền mặt dao động từ 1% – 4%. Lãi suất rút tiền mặt cũng khá cao tùy theo quy định của từng ngân hàng. Dưới đây là lãi suất rút tiền mặt của một số ngân hàng:

  • Vietcombank: Lãi suất rút tiền mặt từ 2.33% đến 4.5% số tiền giao dịch
  • Techcombank: :Lãi suất rút tiền là 4% số tiền giao dịch
  • Sacombank: Lãi suất rút là 2%/tháng
  • Agribank: Lãi suất rút tiền từ 2-4% số tiền giao dịch
  • Tpbank: Lãi suất rút tiền mặt là 4,4% số tiền giao dịch
  • Vietinbank: Lãi suất rút tiền từ 1.5% đến 2.5%/tháng
  • BIDV: Lãi suất rút tiền từ 1-3% số tiền giao dịch
Lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của một số ngân hàng
Lãi suất rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của một số ngân hàng

Ngoài ra mức lãi suất rút tiền mặt cũng có thể thay đổi tùy theo thời gian và phụ thuộc vào quy định của ngân hàng. Tiền lãi sẽ được tính kể từ khi chủ thẻ rút tiền đến khi thanh toán đầy đủ.

Để hiểu rõ hơn, ta xem xét ví dụ sau:

Giả sử bạn có một thẻ tín dụng với chu kỳ thanh toán từ ngày 1/5 đến 30/5, và ngày đến hạn thanh toán là 15/6. Lãi suất rút tiền mặt là 30%/năm và phí rút tiền là 4%, với mức phí tối thiểu là 100.000 VND.

Trong tháng 4, bạn thực hiện 2 lần rút tiền:

  • Ngày 10/4: Rút 6 triệu đồng
  • Ngày 20/4: Rút thêm 5 triệu đồng

Tiền lãi và phí rút sẽ được tính như sau:

  • Tiền lãi từ ngày 10/5 đến 15/6 (35 ngày): 6.000.000 x 30%/365 x 35 = 171.506 VND
  • Tiền lãi từ ngày 20/5 đến 15/6 (25 ngày): 5.000.000 x 30%/365 x 25 = 102,739 VND
  • Phí rút tiền mặt cho tổng số tiền 9 triệu đồng là: 9.000.000 x 4% = 360.000 VND (lưu ý phí này có thể cao hơn mức tối thiểu 100.000 VND).

Như vậy, tổng số tiền bạn phải trả cho ngân hàng vào ngày 15/6 là: 9.000.000 (tổng số tiền rút) + 171.506 (lãi từ 10/5 đến 15/6) + 102,739 (lãi từ 20/5 đến 15/6) = 9.274.245 VND.

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ bị tính lãi suất cao

Lãi suất quy đổi ngoại tệ

Nếu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, bạn có thể thực hiện các giao dịch trên phạm vi toàn thế giới. Số tiền khách hàng giao dịch sẽ được quy đổi sang tiền của quốc gia đang cần chi tiêu. Mỗi lần quy đổi ngoại tệ như vậy, chủ thẻ phải chịu một lãi suất và được gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ.

Mẹo tránh bị tính lãi cao

Bị tính lãi của thẻ tín dụng cao là điều không ai mong muốn. Để tránh tình trạng lãi cao, chủ thẻ có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Thiết lập kế hoạch chi tiêu phù hợp. Cần cân đối giữa khả năng thanh toán và nhu cầu chi tiêu để không bị quá hạn thanh toán làm phát sinh lãi suất tín dụng.
  • Trả các khoản dư nợ hoặc thanh toán tối thiểu theo đúng hạn ngân hàng quy định để giảm lãi suất và phí phạt.
  • Thẻ tín dụng có thời gian miễn lãi. Do đó nên giao dịch vào đầu chu kỳ thanh toán, hạn chế giao dịch vào cuối kỳ.
  • Chỉ rút tiền mặt từ thẻ khi thực sự cần thiết để tránh phải chịu lãi suất cao. 
  • Nên tìm hiểu thời gian miễn lãi sản phẩm thẻ tín dụng của các ngân hàng khác nhau. Từ đó chọn loại thẻ của ngân hàng có thời gian miễn lãi dài để. Như vậy, chủ thẻ sẽ có thời gian để cân đối tài chính và linh hoạt sử dụng.

Như vậy bạn đã biết lãi suất thẻ tín dụng là gì và cách tính lãi suất hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tận dụng được những lợi thế của thẻ, sử dụng thẻ một cách thông minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *