Cách hủy thẻ tín dụng chưa kích hoạt và đã kích hoạt 

Thẻ tín dụng (Credit Card) dù là một sản phẩm tài chính đặc biệt, giúp chủ thẻ có khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tuy nhiên, để duy trì loại thẻ này, chủ sở hữu cần phải trả khá nhiều loại phí như: Phí duy trì, phí trễ hạn, lãi suất,…Điều này khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn về tài chính mỗi khi gần đến ngày đáo hạn. Do đó, nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng nữa thì có thể hủy thẻ tín dụng. Daohanthe365 sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách hủy thẻ tín dụng an toàn ở trong bài viết dưới đây.

Phí hủy thẻ tín dụng 

Khi hủy thẻ, bạn cần phải trả một khoản phí nhất định, tùy vào quy định của mỗi ngân hàng. Bạn có thể tham khảo phí hủy của một số ngân hàng phổ biến sau: 

Tên ngân hàng Phí hủy thẻ tín dụng áp dụng
Vietcombank 50.000đ
Vietinbank Từ 100.000đ đến 182.000đ
BIDV 50.000đ
Techcombank  Từ 100.000đ đến 200.000đ
Sacombank  199.000đ

Tổng hợp phí hủy thẻ tín dụng tại một số ngân hàng lớn

Ảnh 1: VietinBank tính phí hủy thẻ tín dụng từ 100.000đ – 182.000đ

Bên cạnh một số ngân hàng yêu cầu khách hàng trả phí hủy thẻ Credit Card thì cũng có khá nhiều ngân hàng không tính phí dịch vụ này. Chẳng hạn như với ngân hàng Agribank, MBBank, VPBank,.. Khách hàng không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi hủy thẻ tín dụng. 

Điều kiện hủy thẻ tín dụng

Điều kiện hủy thẻ tín dụng mà hầu hết các ngân hàng đưa ra đều giống nhau. Cụ thể, nếu muốn hủy thẻ Credit Card, bạn cần thanh toán hết khoản nợ trong thẻ cùng những khoản phí phát sinh:

  • Thanh toán toàn bộ khoản nợ trong thẻ: Đặc điểm của thẻ tín dụng là cho phép khách hàng chi tiêu trước, chi trả cho phía ngân hàng sau. Dư nợ luôn phát sinh theo từng tháng. Vậy nên trước khi hủy thẻ, bạn cần thanh toán các khoản nợ đã chi tiêu trên thẻ, gồm cả nợ gốc và tiền lãi. 
  • Thanh toán những khoản phí phát sinh: Chẳng hạn như phí thường niên, phí sao kê, phí phạt trả chậm, phí hủy thẻ. 

Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng đơn giản

Hủy thẻ tín dụng chưa kích hoạt

Cách hủy thẻ tín dụng chưa kích hoạt khá đơn giản. Bởi trên thẻ chưa phát sinh giao dịch nào nên khách hàng không cần phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hay chi trả các khoản phí như khi hủy thẻ đã kích hoạt. 

Do đó, bạn sẽ có 2 cách hủy chính, bao gồm:

  • Hủy thẻ qua tổng đài: Khách hàng gọi đến tổng đài của ngân hàng để yêu cầu hủy thẻ. Sau đó cung cấp một số thông tin cơ bản như số tài khoản ngân hàng, số thẻ, mã số thẻ CCCD / CMND, họ tên,.. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, nhân viên tại ngân hàng sẽ làm thủ tục hủy thẻ tín dụng. 
  • Hủy thẻ tại phòng giao dịch ngân hàng: Trường hợp không thể hủy thẻ qua tổng đài, khách hàng cần đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để hủy thẻ. Tại đây, bạn cần xuất trình thẻ CCCD / CMND và làm thủ tục theo hướng dẫn. 
Ảnh 3: Cách hủy thẻ tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng

Hủy thẻ tín dụng đã kích hoạt

Với thẻ tín dụng đã kích hoạt, khách hàng bắt buộc phải hủy thẻ tại phòng giao dịch ngân hàng theo các bước hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Khách hàng tìm đến phòng giao dịch ngân hàng đã đăng ký thẻ tín dụng. 
  • Bước 2: Tại phòng giao dịch, nhân viên ngân hàng sẽ xác thực một vài thông tin cơ bản như mã PIN, dư nợ trong thẻ, dữ liệu cá nhân của khách hàng,… Trước đó, khách hàng cần xuất trình CCCD / CMND để nhân viên tại ngân hàng kiểm tra đối chiếu. 
  • Bước 3: Khách hàng giao lại thẻ tín dụng để nhân viên tại phòng giao dịch ngân hàng hủy thẻ. Nếu thẻ bị mất, ban phải nộp thêm một khoản phí phát sinh là phí mất thẻ. 

Lưu ý trước khi hủy trẻ, bạn phải thông báo cho ngân hàng trước khoảng 3 ngày, đồng thời thanh toán đầy đủ khoản nợ còn trong thẻ. 

Những lưu ý khi hủy thẻ tín dụng

Muốn quá trình huỷ thẻ tín dụng diễn ra an toàn, bảo mật thông tin, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng sau đây:

  • Yêu cầu giao dịch viên tại ngân hàng hủy thẻ ngay sau khi bàn giao thẻ. 
  • Nếu thẻ tín dụng sắp hết hạn, bạn nên chờ đến khi thẻ chính thức hết hạn rồi mới yêu cầu hủy dịch vụ để tránh phát sinh phí không mong muốn. 
  • Thanh toán đầy đủ dư nợ trên thẻ cùng tiền lãi trong quá trình hủy thẻ tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. 
  • Nếu thẻ tín dụng chính bị hủy thì hệ thống thẻ phụ cũng mất hiệu lực. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hủy thẻ. 
Ảnh 4: Khách hàng cần thanh toán đầy đủ dư nợ khi hủy thẻ tín dụng

Đáo Hạn Thẻ 365 vừa hướng dẫn chi tiết cách hủy thẻ tín dụng đã phát hành và chưa phát hành. Quy trình hủy thẻ Credit Card tại phần lớn các ngân hàng đều tương tự nhau. Trường hợp không thể hủy qua tổng đài, bạn cần đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng để làm thủ tục. Hy vọng phần tổng hợp trong bài viết này đã giúp bạn cập nhật thêm chút thông tin hữu ích! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *